Quy chế tiền lương

Chào Luật sư! Công ty chúng tôi là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện tại Công ty đang áp dụng Thang lương, Bảng lương ban hành theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP để tính trả lương và giải quyết các chế độ cho người lao động, trong Công ty có 300 công nhân lao động áp dụng thang lương A.1 gồm 7 bậc và 38 công nhân lái xe áp dụng bảng lương B.12 (4 bậc). Trong số 300 CNLĐ có gần 100 công nhân hiện đang hưởng bậc 5 (hệ số 3,19), bậc 6 (hệ số 3,74) và bậc 7 (hệ số 4,40).  Nay Công ty xây dựng định mức lao động khoán tới từng công nhân và xây dựng Quy chế tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động trong Công ty theo hướng dẫn tại Nghị định số 86/2007/NĐ-CP. Đối với công nhân lao động Công ty căn cứ định mức của Bộ xây dựng quy định xây dựng mức tiền lương bình quân là bậc 4/7 nhóm II (hệ số 2,71 nhân với mức lương tối thiểu vùng) để tính trả cho người lao động. công nhân lái xe tính hệ số bình quân bậc 2/4 (hệ số 2,76 nhân với mức lương tối thiểu vùng). Công ty vẫn sử dụng hệ số hiện hưởng của công nhân theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN và giải quyết các chế độ quyền lợi cho người lao động. Xin hỏi Luật sư Công ty xây dựng quy chế tiền lương như thế có đúng không? Việc công nhân lao động đang hưởng bậc 5, bậc 6, bậc 7 khiếu lại về việc thiệt thòi quyền lợi và không đồng tình là đúng hay sai? Mong Luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!

Như bạn trình bày, Công ty bạn là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện tại Công ty bạn đang áp dụng Thang lương, Bảng lương ban hành theo Nghị định205/2004/NĐ-CP để tính trả lương và giải quyết các chế độ cho người lao động. Trong Công ty có 300 công nhân lao động áp dụng thang lương A.1 gồm 7 bậc và 38 công nhân lái xe áp dụng bảng lương B.12 (4 bậc). Trong số 300 CNLĐ có gần 100 công nhân hiện đang hưởng bậc 5 (hệ số 3,19), bậc 6 (hệ số 3,74) và bậc 7 (hệ số 4,40).
Do vậy, khi công ty xây dụng định mức lao động và quy chế tiền lương, thưởng ko dựa vào thực tế nêu trên thì tất yếu ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động nên việc họ phản đối là có căn cứ.
Nếu người lao động tiếp tục làm công việc như đã phân công (tức ko có sự điều chuyển sang làm công tác khác) thì phải giữ nguyên hệ số lương và bậc/ngạch lương như họ đang hưởng. Không thể tính bình quân, quy đổi  làm ảnh hưởng đến quyền lợi của từng người.

Tiền lương
Hỏi đáp mới nhất về Tiền lương
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào công ty bắt buộc phải tăng lương cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ nâng lương cho người lao động có bắt buộc phải ghi trong hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cho người lao động nghỉ hưởng lương 70% do thiếu công việc thì có được miễn chịu thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lương tháng nghỉ tết có nhận đủ như các tháng trước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phạt doanh nghiệp chậm trả lương, thưởng tết cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không trả tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản trích theo lương năm 2024? Tỷ lệ trích như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách tính lương tháng theo số ngày công làm việc trong một tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu xây dựng thang lương bảng lương mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiền lương
Thư Viện Pháp Luật
388 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào