Cách tính lương hưu cho NLĐ

1. Tôi có một người anh trước làm việc ở cơ quan nhà nước 14 năm sau đó sang làm việc ở công ty TNHH (doanh nghiệp ngoài nhà nước). Rồi nay lại chuyễn về làm cho đơn vị hành chánh sự nghiệp, nếu: - Nếu Anh tôi nghỉ hưu thì thời gian tính BHXH ở công ty nhà nước trong vòng 14 năm thì lấy tiền lương 5 năm cuối của doanh nghiệp nhà nước cộng với thời gian làm tư nhân bình quân gia quyền hay bình quân toàn bộ quá trình làm việc để hưởng hưu. - Bên cạnh đó anh ấy vẫn tiếp tục làm đơn vị hành chánh sự nghiệp thì có được đóng bảo hiểm xã hội nữa hay không? Nếu không được đóng thì đơn vị hành chánh sự nghiệp có chi trả thêm phần phụ trội bảo hiểm xã hội không nếu có thì nó được quy định ở quy định n ào của Nhà nước. nữa không.

Cách tính lương hưu cho NLĐ vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian; trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo: 
- Tham gia BHXH thời gian trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của 6 năm cuối.
- Từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của 8 năm cuối.
- Từ 2007 thì tính bình quân của 10 năm cuối.
- Sau đó tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của NLĐ đóng BHXH do người SDLĐ quyết định.
- Cuối cùng lấy tiền lương bình quân đóng BHXH của khu vực nhà nước cộng với tiền lương bình quân đóng BHXH của khu vực ngoài nhà nước và bình quân lại lần nữa là mức tiền lương để tính lương hưu.
- Khi làm lại ở đơn vị HCSN thì bắt buộc đóng BHXH. Do bạn không nêu rõ đơn vị nào nên chưa thể tư vấn chính xác cho bạn được.

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung nào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền Công đoàn hỗ trợ cho người lao động bị thiệt hại do cơn bão số 3 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị thiệt hại về tài sản do lũ có được Công đoàn hỗ trợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ việc không báo trước khi không được trả đủ lương thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thay đổi vị trí làm việc của người lao động sau khi nghỉ thai sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do bị tạm giam có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu giới thiệu việc làm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
285 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào